Tên : Quả Sim rừng khô
Contents
1.1. Đặc điểm thực vật cây sim rừng
– Sim là loại cây thuốc quý được các nhà thuốc Đông Y và người dân mua về làm thuốc. Cây còn có tên gọi khác là sơn nẫm, cương nẫm, nẫm tử, dương lê, đào kim nương, hồng sim…
– Cây sim là dạng cây bụi, có chiều cao trung bình 1-3m, cành lá phân nhánh nhiều sum suê. Trên những cành non có những lông mềm mọc quanh cành và thân.
– Lá cây sim hình trứng thuôn, mọc đối, phiến dày, có 3 gân chính, mặt dưới lá có lông tơ.
– Hoa sim có màu hồng tím mọc riêng lẻ hoặc tập trung 2 – 3 bông hoa ở kẽ lá.
– Quả mọng, khi chín màu tím sẫm, ăn được. Hạt nhỏ, nhiều.
Đặc điểm thực vật học cây sim
1.2. Nguồn gốc phân bố cây sim rừng ở nước ta
– Sim rừng có nguồn gốc bản địa ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, từ Ấn Độ về phía đông tới miền Nam Trung Quốc, Đài Loan và Philippines, và về phía Nam tới Malaysia và Sulawesi…
– Loài này thường mọc ở ven biển, trong rừng tự nhiên, ven sông suối, trong các rừng ngập nước, rừng ẩm ướt, và tại độ cao đến 2400 m so với mực nước biển.
– Ở Việt Nam cây mọc hoang ở các vùng đồi hoặc nương rẫy bỏ hoang. Hiện nay, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và ven biển khu vực miền Trung và miền Nam nước ta, đặc biệt là ở đảo Phú Quốc, loại sim lớn này mọc rất nhiều và người dân thường sử dụng để làm rượu, uống rất ngon và nhiều công dụng, không khác gì rượu nho.
1.3. Bộ phận và thu hái sử dụng của cây sim
– Cây sim có thể sử dụng được búp non, lá, nụ hoa, quả chín.
– Búp non được thu hái vào mùa xuân, nụ hoa và quả được thu hái vào mùa mùa thu. Phơi hoặc sấy khô làm thuốc.
– Cây sim rừng có các thành phần hóa học rất tốt cho sức khỏe, được phân bố cho toàn bọ cây cụ thể:2. Thành phần hóa học của cây sim rừng
– Toàn bộ cây chứa tanin. Quả sim có chứa protein, chất béo, glucid, vitamin A, thiamin, riboflavin và acid nicotinic.
– Thân và lá sim có nhiều hợp chất triterpen như betullin, acid betulinic; taraxerol…
– Nụ sim có nhiều tanin, acid nicotinic, flavonic, riboflavin…
3. Tính vị của cây sim rừng
– Trong Đông y cho rằng, quả sim có vị ngọt chát; tính bình. Có tác dụng dưỡng huyết, chỉ huyết (cầm máu), sáp trường, cố tinh. Dùng chữa các chứng huyết hư, thổ huyết, mũi chảy máu, tiểu tiện ra máu, lị, thoát giang, tai ù, di tinh, băng huyết, đới hạ …
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.